CIF là gì? Cách tính giá CIF trong Incoterms 2020

Điều kiện CIF là gì? trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (hợp đồng thương mại quốc tế Incoterms 2020). Nó viết tắt của “Cost, Insurance, and Freight” (Chi phí, Bảo hiểm và Vận chuyển). Điều khoản CIF nêu rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch như thế nào?. Đây là một câu hỏi có vẻ đơn giản với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan, nhưng đối với những người mới vào nghề hoặc không quen thuộc với lĩnh vực này, CIF có thể là một khái niệm xa lạ. Trong bài viết dưới đây, Campuchia Express sẽ giải thích rõ hơn về CIF và nhiều vấn đề khác liên quan.

CIF là gì?

CIF là một trong các điều khoản giao hàng quốc tế được đưa ra bởi Incoterms, được phát hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). CIF là viết tắt của “Cost, Insurance, Freight” (Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí). Điều khoản CIF quy định rằng người bán sẽ chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất phát. Tuy nhiên, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm và chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển cho quá trình chuyển hàng đến cảng đích.

điều khoản cif là gì

CIF chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và vận chuyển đường thủy nội địa, không áp dụng cho các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ hoặc hàng không. Trong hợp đồng thương mại quốc tế, điều khoản CIF được viết theo cấu trúc: CIF + Cảng đến + Phiên bản Incoterms.

Hướng dẫn tính giá CIF.

Để tính giá CIF, ta sử dụng công thức sau: Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được tính theo công thức sau: CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R

Trong đó: I: phí bảo hiểm C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB) R: tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định) F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Tỷ lệ phí bảo hiểm không tuân theo một tỷ lệ nhất định mà phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển và phải được xác định cụ thể. Giá trị bảo hiểm được tính dựa trên 110% giá CIF của hàng hóa hoặc sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ: Công ty A nhập khẩu hóa mỹ phẩm là dầu thơm với số lượng 2.000 chai từ một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 1.000 USD/lọ. Số hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 15 USD/lọ và được vận chuyển bằng đường bộ. số hàng tham gia bảo hiểm điều kiện A và được bảo hiểm 110% giá CIF. Số hàng này được vận chuyển về cảng Cát Lái. Hãy tính tổng phí bảo hiểm mà công ty A phải thanh toán cho lô hàng này.

Lời giải: Số tiền bảo hiểm:

Tổng giá FOB của lô hàng: FOB = 2.000 chai x 1.000 USD = 2.000.000 USD Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 2.000 chai x 15 USD = 30.000 USD Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: 0,18% = R Giá CIF của lô hàng được tính như sau:

CIF = (C + F) / (1 – R) = (2.000.000 + 30.000) / (1 – 0,18) = 2.475.610 USD

Số tiền bảo hiểm (STBH) = 110% x 2.475.610 = 2.723.171 USD Tính phí bảo hiểm: tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Cát Lái là 0,37%

Phí hàng hóa (nước hoa): STBH x R = 2.723.171 x 0,37% = 10.075,7

cif là gì trong incoterms

Số CIF là gì?

Số CIF trong hợp đồng thương mại quốc tế incoterms 2020, hay còn gọi là số Code tại ngân hàng, đại diện cho mã khách hàng hoặc công ty tại một ngân hàng cụ thể. Mỗi công ty có thể mở nhiều tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng sẽ sử dụng số CIF để quản lý thông tin liên quan đến công ty đó. Số CIF có thể được xem như một mã định danh duy nhất cho mỗi khách hàng hoặc công ty tại ngân hàng.

cif là gì

Trách nhiệm người mua và người bán trong Cif là gì.

Cung cấp hàng hóa.

  • Người bán đảm nhiệm việc giao hàng và cung cấp các chứng từ quan trọng như vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại, và các tài liệu tương tự.
  • Người mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo quy định đã thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Giấy phép và thủ tục.

  • Người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu và các giấy tờ ủy quyền của địa phương cho lô hàng xuất khẩu.
  • Người mua có trách nhiệm thực hiện thủ tục thông quan cho hàng hóa, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm.

  • Bên bán đảm nhiệm việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích đã được chỉ định.
  • Bên mua không phải ký hợp đồng vận chuyển chính và không chịu trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng.

Giao hàng và nhận hàng.

  • Người bán chịu trách nhiệm giao hàng tại cảng chỉ định.
  • Người mua nhận hàng từ người bán tại cảng chỉ định.

Chuyển giao rủi ro.

  • Rủi ro chuyển giao từ bên bán sang bên mua xảy ra sau khi toàn bộ hàng hóa đã được giao qua lan can tàu.
  • Người mua tiếp nhận rủi ro tại thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, sau khi hàng đã được xếp xuống bồn tàu.

Cước phí.

  • Bên bán chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí để xếp hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, làm bảo hiểm hàng hóa, đóng thuế xuất khẩu, và các chi phí liên quan.
  • Bên mua có trách nhiệm thanh toán các khoản phí phát sinh khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu và thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng.

Bằng chứng giao hàng.

  • Bên bán giao các chứng từ gốc sau khi lô hàng được giao lên tàu.
  • Bên mua chấp nhận các chứng từ mà bên  bán chuyển giao dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng.

  • Người bán chịu chi phí cho việc kiểm hàng, đóng gói hàng hóa, quản lý chất lượng, và các hoạt động tương tự.
  • Người mua chịu trách nhiệm chi trả các chi phí khác như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu và các chi phí liên quan.

điều kiện cif là gì

Ngoài ra một trong những điều khoản quan trọng không kém đó là CIP vậy đó là gì mời bạn đọc tham khảo thêm điều khoản CIP là gì? trong hợp đồng thương mại quốc tế.

So sánh CIF và FOB?.

Các Tiêu Chí CIF FOB
Giống nhau
  • Vị trí chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán xảy ra tại cảng xếp hàng.
  • Người bán chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan, trong khi người mua đảm nhiệm các thủ tục nhập hàng.
  • Dù bên nào mua bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với lô hàng, cả người mua và người bán đều có quyền yêu cầu bồi thường từ bảo hiểm.
Thuê tàu Người bán không phải thuê tàu, người mua tự book tàu Người bán tìm tàu vận chuyển
Bảo hiểm hàng hóa Trong CIF, người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm đường biển cho lô hàng. Sau đó, người bán gửi các chứng từ và hợp đồng bảo hiểm cho người mua. Mức bảo hiểm được xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên. Trong FOB, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng, đây là quyết định của người mua.
Điều kiện giao hàng Tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu Giao hàng lên tàu

so sánh cif và fob

Trên đây là những thông tin cơ bản về điều khoản CIF là gì? trong Incoterms. Hiểu rõ về CIF sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn phương thức mua hàng và giao nhận hàng phù hợp nhất. Hy vọng rằng bài viết của Campuchia Express đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Hotline/Zalo: Mr.Vũ 0946 377 386 – Ms.Yến 0931 277 286

Fanpage: https://www.facebook.com/campuchiaexpress/

Website: https://vanchuyen-campuchia.com/

Phúc Sang