Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Campuchia theo thông kê 8 tháng đầu năm 2022 đã đạt 8 tỷ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Campuchia, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường Campuchia là nơi tiêu thụ khá nhiều sản phẩm từ Việt Nam. Campuchia Express chúng tôi chia sẻ bài viết này một cách đầy đủ và chân thật đến các bạn và doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa, mở rộng kinh doanh sang nước bạn.
Mục lục
Điều kiện xuất khẩu hàng hóa.
Bước 1: Công ty xuất khẩu hàng hóa.
Để xuất khẩu bất kỳ hàng hóa đi bất kỳ quốc gia nào, Quý khách phải là (Công ty) tại Việt Nam và có pháp nhân, có mã số thuế. Nhằm hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế (nếu có) và chịu trách nhiệm pháp lý với hàng hóa của mình.
Tuy nhiên (Cá nhân) vẫn có thể xuất khẩu bằng cách thuê một đơn vị khác Ủy thác xuất khẩu hoặc chọn phương án Xuất khẩu tiểu ngạch.

Bước 2: Xác định mã HS code của mặt hàng xuất khẩu.
Tiếp đó, để xuất khẩu một mặt hàng ta cần xác định mã HS code của mặt hàng đó.
Mã HS code hiểu đơn giản là mã số định danh hàng hóa, dùng để xác định thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các loại thuế khác (Nếu có) và các quy định về pháp lý của hai nước khi xuất, nhập khẩu mặt hàng đó.
Mã HS code tùy theo mỗi quốc gia có từ 6 chữ số – 10 chữ số và bắt buộc giống nhau 4 số đầu tiên trên toàn thế giới. Mã HS code ở Việt Nam và Campuchia đều sử dụng là 8 chữ số.
Bước 3: Xác định các thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa.
Sau khi có mã HS code, ta tiếp tục xác định các thủ tục pháp lý của mặt hàng. (Cấm xuất, nhập khẩu hoặc Được phép xuất, nhập khẩu và thủ tục hải quan xuất khẩu).
Campuchia Express xin tiếp tục trường hợp: hàng xuất khẩu thường ít ràng buộc pháp lý và thủ tục hải quan đơn giản hơn hàng nhập khẩu vì Chính Phủ luôn tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu để phát triển đất nước. Sau khi Quý khách đã thỏa mãn hết các điều kiện cần về pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa, ta đến bước 4.
Bước 4: Tạo các tài khoản điện tử để khai báo hải quan.
Sau khi thỏa mãn 3 bước trên, Quý Khách cần mở các tài khoản để khai báo hải quan, như: Tài khoản phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS5, tài khoản một cửa quốc gia, tài khoản kiểm dịch,…Để phục phụ việc khai báo hải quan điện tử.
Sau khi đã hoàn thành hết 4 bước. Ta đến Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Campuchia.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Campuchia.
Quy trình xuất khẩu vận chuyển hàng hóa qua của khẩu mộc bài các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
BÊN BÁN/ BÊN XUẤT KHẨU (VIỆT NAM):
- Hợp đồng mua bán/ Xây dựng/ Cho thuê,… giữa các bên (Contract).
- Hóa đơn thương mại (Invoice).
- Phiếu đóng gói (Packing List).
- Chứng nhận xuất xứ (Nếu có) ( Certificate of Origin – C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ dùng để xác định quốc gia sản xuất hàng hóa, đa phần chứng nhận xuất xứ dùng để miễn, giảm thuế nhập khẩu (nhưng vẫn đóng thuế VAT và các thuế khác (nếu có) đầy đủ) cho bên mua/ bên nhập khẩu (Campuchia) do Việt Nam và Campuchia có ký kết các hiệp định thương mại.
Chứng nhận xuất xứ được bên bán/ bên xuất khẩu (Việt Nam) xin với Bộ Công Thương Việt Nam.
Hai form Việt Nam dùng để miễn, giảm thuế nhập khẩu khi nhập vào Campuchia là C/O form D và C/O form X.
Trường hợp bên bán/ bên xuất khẩu (Việt Nam) mua hàng hóa có xuất xứ nước ngoài, sau đó bán lại cho Campuchia thì không thể làm chứng nhận xuất xứ Việt Nam.
- Các giấy tờ khác theo pháp lý hoặc kèm theo hàng (Nếu có).
BÊN MUA/ BÊN NHẬP KHẨU (CAMPUCHIA):
- Hợp đồng mua bán/ Xây dựng/ Cho thuê,… giữa các bên (Contract).
- Hóa đơn thương mại (Invoice).
- Phiếu đóng gói (Packing List).
- Chứng nhận xuất xứ (Nếu có) ( Certificate of Origin – C/O)
Trường hợp không có C/O từ bên bán/ bên xuất khẩu (Việt Nam). Bên mua/ bên nhập khẩu (Campuchia) phải đóng đầu đủ các loại thuế áp vào mặt hàng đó khi nhập vào Campuchia.
Trường hợp bên bán/ bên xuất khẩu (Việt Nam) có làm C/O thêm vào hồ sơ xuất khẩu. Bên mua/ bên nhập khẩu (Campuchia) dùng để miễn, giảm thuế nhập khẩu (vẫn đóng thuế VAT và các thuế khác(nếu có) đầy đủ).
- Master list (hoặc CDC) (nếu có)
Trường hợp bên mua/ bên nhập khẩu (Campuchia) có master list nhập khẩu hàng miễn thuế. Ta không cần xin C/O đầu xuất.
Master list (hay CDC) là danh sách hàng nhập khẩu miễn thuế chia ra hai trường hợp: 1. Miễn thuế nhập khẩu vẫn đóng thuế VAT; 2. Miễn cả thuế nhập khẩu và thuế VAT.
Master list (hay CDC) là danh sách hàng hóa được bên mua/ bên nhập khẩu (Campuchia) xin với các bộ ngành ở Campuchia không giống như C/O xin bên xuất khẩu Việt Nam. Trong mọi trường hợp, lợi về thuế nhập khẩu: C/O < Master List.
- Các giấy tờ khác theo pháp lý hoặc kèm theo hàng (Nếu có).
- Giấy đăng ký kinh doanh (Patent)
- Giấy đăng ký thuế ( VAT Tin)
- Căn cước công dân của đại diện pháp luật (hay giám đốc) là người bản địa có quốc tịch Campuchia. Passport của đại diện pháp luật (hay giám đốc) là người nước ngoài, không phải quốc tịch Campuchia.
Hy vọng với quy trình xuất khẩu hàng hóa mà chành xe hàng đi Campuchia chúng tôi cung cấp có thể giúp quý khách chủ động hơn về giấy tờ thủ tục hải quan cần có. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về các vấn đề thủ tục hãy gọi trực tiếp và số Hotline của Công Ty chúng tôi. Công Ty Vận Chuyển Campuchia Express hân hạnh được phục vụ quý khách!!!
Hotline/Zalo: Mr.Vũ 0946 377 386 – Ms.Yến 0931 277 286
Fanpage: https://www.facebook.com/campuchiaexpress/
Website: https://vanchuyen-campuchia.com/