CO CQ đây là một loại giấy tờ quan trọng, chứng nhận rằng hàng hóa đã được kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết để được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. thường được cấp bởi cơ quan chức năng của quốc gia xuất khẩu, và được yêu cầu bởi đất nước nhập khẩu để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc yêu cầu các giấy tờ CO CQ khi vận chuyển hàng hóa là bắt buộc trong quá trình XNK. Tuy nhiên CO và CQ là hai chứng từ khác nhau với chức năng riêng biệt.
Mục lục
CO CQ là gì?
CO là viết tắt của “Certufucate of Orgin” (giấy chứng nhận xuất xứ), xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng hóa được xuất khẩu. Quy định về CO có thể khác nhau tùy thuộc vào nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
CQ là viết tắt của “Certufucate ò Quality” (giấy chứng nhận chất lượng). Đây là giấy chứng nhận hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết, được đưa ra bởi nước sản xuất hoặc quốc tế.
Chức năng của CO CQ.
Mục đích CO: chứng minh rằng hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Không phải hàng lậu hàng không rõ nguồn gốc.
Mục đích CQ: chứng minh hàng hóa đó được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố. CQ không bắt buộc có trong hồ sơ hải quan (trừ một số mặt hàng đặc biệt có trong quy định).
Tại sao hàng hóa cần chứng chỉ CO CQ?
Sau khi yêu cầu chứng chỉ CO CQ cho sản phẩm nhập khẩu, đơn vị sản xuất có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình, hoặc cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng để chứng minh chất lượng hàng hóa. Việc này đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập khẩu và xuất khẩu.
Hiểu rõ CO CQ là rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, vì nó xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và cho phép nhà nhập khẩu biết liệu sản phẩm được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phát CO CQ?
Căn cứ quy định của Nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ:
Đối với CO: cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam chính là Bộ Công Thương, tuy nhiên, Bộ có thể ủy quyền cho một số tổ chức, cơ quan khác để đảm nhận việc này. Tùy theo phân công của Bộ, mỗi cơ quan được ủy quyền sẽ có thẩm quyền cấp phát một số loại CO cụ thể.
Đối với CQ: Cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam chính là Bộ Công Thương, tuy nhiên, Bộ có thể ủy quyền cho một số tổ chức, cơ quan khác để đảm nhận việc này. Tùy theo phân công của Bộ, mỗi cơ quan được ủy quyền sẽ có thẩm quyền cấp phát một số loại CO cụ thể.
Các mẫu CO CQ phổ biến tại Việt Nam.
Có tám loại CO khác nhau được sử dụng tại Việt Nam để chứng nhận nguồn gốc xuất khẩu của hàng hóa:
- CO form A hàng hóa từ nước xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế GSP (Generalized System of Preferemces) của nước nhập khẩu.
- CO form B áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
- CO form D được cấp cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- CO form E áp dụng cho hàng xuất khẩu đến Trung Quốc và ngược lại, các nước ASEAN và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1).
- CO form S chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Lào và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào.
- CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).
- CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản
Hướng dẫn kiễm tra CO CQ.
Kiểm tra dòng chữ Form:
- Kiểm tra các loại CO như FORM A, FORM B, FORM D, FORM E, FORM AJ và xác định các tham số tương ứng với mỗi loại CO.
- Đảm bảo các yêu cầu trên mẫu chứng nhận đầy đủ và chính xác.
- CO phải tuân theo quy định về màu sắc, kích thước, ngôn ngữ và cả mặt sau theo các Hiệp định và các văn bản pháp luật liên quan.
Kiểm tra nội dung:
- So sánh dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp CO. Thông tin về các dấu và/hoặc chữ ký này được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Xác định thời hạn giấy chứng nhận có hiệu lực để đảm bảo rằng hàng hóa được xuất khẩu trong thời gian hạn chế của CO.
Kiểm tra tiêu chí:
- Xác minh cách ghi tiêu chí xuất xứ trên Chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Xác định tiêu chí xuất xứ được quy định tại các Hiệp định Thương mại Tự do hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.
- Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, C/O sẽ được kiểm tra với các tiêu chí khác nhau.
Trên đây là một số thông tin về C/O C/Q, nội dung, mục đích, chức năng và cách kiểm tra mà Campuchia Express chia sẽ đến bạn đọc. Hy vọng phần nào giúp ích cho bạn hiểu rõ thêm về vấn đề. Mọi thắc mắt và góp ý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline. Thank!!!.
Hotline/Zalo: Mr.Vũ 0946 377 386 – Mis.Yến 0931 277 286
Fanpage: https://facebook.com/campuchiaexpress/
Website: https://vanchuyen-campuchia.com